Sáp nhập tỉnh Người dân Gia Lai đồng tình với chủ trương của Đảng

Đăng ngày:

Khai mạc Hội chợ triển lãm thương mại tỉnh Gia Lai 2025

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Gia Lai

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Gia Lai nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng

Những ngày vừa qua, thông tin về việc xem xét đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, trong đó có phương án sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập nhiều xã, thường xuyên được nhắc đến trong câu chuyện của người dân

tỉnh Gia Lai. Trước những thông tin này, nhiều người dân, đại diện tri thức đã bày tỏ quan điểm cũng như những tâm tư, tình cảm trước chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Quá trình phát triển của tỉnh Gia Lai

Tỉnh Gia Lai hiện có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: TP. Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và các huyện Kbang, Kông Chro, Đak Pơ, Mang Yang, Đak Đoa, Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Sê, Chư Prông, Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Pưh. Đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn là 220, gồm 24 phường, 14 thị trấn và 182 xã.

Sự thay đổi hạ tầng kinh tế - xã hội là động lực để Gia Lai từng bước trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế - GRDP ước tăng bình quân 6,36%/năm. Tốc độ tăng thu ngân sách hằng năm ước đạt 8,52%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lý, phản ánh sự phát triển hài hòa giữa các ngành: Nông - lâm - thủy sản.

Gia Lai từng bước xây dựng trục tăng trưởng mới trên nền tảng thế mạnh của tỉnh như: Phát triển vùng chuyên canh cây nông nghiệp công nghệ cao, phát triển một số ngành công nghiệp có chọn lọc như công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo; tập trung phát triển thương mại, du lịch, vừa tập trung phát triển kinh tế, vừa bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, gắn với du lịch, dịch vụ.

Khu du lịch Biển Hồ Pleiku

Sự thay đổi hạ tầng kinh tế - xã hội là động lực để Gia Lai từng bước trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt trên các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo và du lịch…

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 10.534 doanh nghiệp, 475 hợp tác xã và 2 liên hiệp hợp tác xã đang hoạt động ở các lĩnh vực, trong đó những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư như năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến, du lịch…

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước phát triển vượt bậc. Quy mô, chất lượng giáo dục tăng lên qua từng năm, trong đó giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu được đặc biệt quan tâm. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và phát triển.

Người dân nói gì trước tin

sáp nhập?、Những ngày gần đây, trước chủ trương

sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập nhiều xã, người dân Gia Lai ai nấy đều xen lẫn mừng vui và bày tỏ nhiều tâm tư, tình cảm trước chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Thạc sĩ - Luật sư Lê Đình Quốc cho rằng chủ trương sáp nhập tỉnh thành là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm ngân sách và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Theo ông Quốc, việc sáp nhập tỉnh thành cần được thực hiện một cách thận trọng, có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và các chuyên gia để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Đồng thời, cần có các giải pháp đồng bộ để giải quyết các vấn đề phát sinh sau sáp nhập, như vấn đề nhân sự, cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân. Nếu được thực hiện tốt, chủ trương này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân và củng cố hệ thống chính trị.

Dù thời gian tới, tỉnh Gia Lai có thuộc diện sáp nhập hay không thì người dân tỉnh Gia Lai vẫn luôn đồng tình với chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

Gia Lai là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với nền văn hóa đa dạng và phong phú. Sáp nhập có thể tạo điều kiện để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thúc đẩy du lịch văn hóa. Với diện tích rừng lớn và hệ sinh thái đa dạng, Gia Lai có tiềm năng lớn trong việc phát triển bền vững. Sáp nhập có thể giúp tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn.

"Nếu tỉnh Gia Lai thuộc diện sáp nhập thì tôi nghĩ Gia Lai sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. Cá nhân tôi là một người con lớn lên ở Gia Lai nên dù tỉnh Gia Lai có hay không sáp nhập, có thay đổi về địa giới hành chính hay tên gọi thì những người dân như tôi vẫn kỳ vọng quê hương phát triển giàu đẹp, văn minh hơn nên sẽ một lòng ủng hộ chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước"

- ông Quốc bộc bạch.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, cựu chiến binh Phạm Kim Xuân - cho biết, qua các phương tiện thông tin, đại chúng, ông và các thành viên trong hội cựu chiến binh cũng nắm bắt được tinh thần, chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy cũng như sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh, bỏ cấp trung gian là cấp huyện.

Theo ông Xuân, tỉnh Gia Lai từ một vùng đất hoang sơ, mộc mạc, nhiều khó khăn nhưng một lòng theo Đảng, tích cực xây dựng cuộc sống mới từ đổ nát chiến tranh. Những ngày đầu sau giải phóng, người dân tại đây còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, gian nan, vất vả chồng chất, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã dần dần vượt qua những khó khăn, thử thách; từng bước khẳng định vai trò, vị thế trên vùng đất với bề dày truyền thống lịch sử.

"Với truyền thống vẻ vang đó, nếu tỉnh Gia Lai có sáp nhập theo chủ trương của Đảng, quyết sách của Nhà nước, thì tôi hoàn toàn ủng hộ vì sự phát triển chung của đất nước. Việc sáp nhập tỉnh thành sẽ càng củng cố thêm sự phát triển của quê hương, góp phần giúp đất nước ta từng bước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc"

- ông Xuân tin tưởng.

Dù có hay không sáp nhập thì cuộc sống của người dân sẽ ngày càng nâng cao,

Phấn khởi, vui mừng xen lẫn nhiều trăn trở là tâm trạng của chị Huỳnh Thị Mến những ngày gần đây. Chị Mến cho biết mình và người dân ở thị trấn mấy hôm nay khi nghe thông tin về chủ trương sáp nhập của Đảng và Nhà nước thì bàn tán rất nhiều, người bày tỏ vui mừng, người thì lấy làm lo lắng.

Theo chị Mến, người dân ai cũng kỳ vọng, nếu việc sáp nhập diễn ra sẽ tạo đòn bẩy để các xã vùng sâu vùng xa phát triển vượt bậc. Sau khi sáp nhập, sẽ không có sự chêch lệch lớn về kinh tế, văn hoá - xã hội giữa các địa bàn. Tuy nhiên, chị và một số người dân cũng trăn trở nhiều vì nếu sáp nhập, địa bàn rộng thì việc người dân khi đi làm các thủ tục hành chính sẽ vất vả hơn nên chị mong nếu có sáp nhập thì vấn đề này cần được giải quyết sớm để thuận lợi cho người dân.“Nhiều ý kiến cho rằng nếu sáp nhập, tên tỉnh Gia Lai sẽ không còn hoặc tỉnh Gia Lai không là trung tâm nữa, nhưng cá nhân tôi luôn có niềm tin mỗi vùng đất thì đều có bản sắc, nét văn hoá riêng và sẽ luôn được lưu giữ và phát huy giá trị. Tôi tin rằng, dù có hay không sáp nhập thì cuộc sống của người dân sẽ ngày càng nâng cao, thế hệ con cháu sau này vẫn sẽ được thụ hưởng những thành quả từ chủ trương lớn mang lại", chị Mến kỳ vọng.

Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 năm 2017 của Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Công văn số 43 về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp sẽ phải hoàn thành trình Trung ương trước 1/4. Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc sáp nhập triển khai thực tế hoàn thành trong tháng 8/2025.

3 Tin Tức Mới Nhất